Việc lựa chọn phong cách thiết kế tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như gu thẩm mỹ, sở thích, nhu cầu sử dụng, diện tích nhà, phối cảnh xung quanh… Bạn có thể lựa chọn 1 phong cách, hoặc kết hợp nhiều phong cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo sự hài hoà về thẩm mỹ và công năng giữa các phong cách.
Một số phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất đón đầu xu thế hiện nay: Hiện đại, Tân cổ điển, Indochine, Rustic, Tối giản, Scandinavian, Coastal, Eclectic, Cổ điển, Color Block, Industrial, Organic, Vintage, Retro…
Cuối năm là thời điểm thích hợp để khách hàng có nhu cầu làm nội thất trong năm 2021 tìm hiểu và chuẩn bị trước thiết kế cho ngôi nhà của mình. V.SCALE gửi đến khách hàng tổng hợp một số phong cách thiết kế phổ biến cùng các đặc trưng chính để khách hàng tham khảo và lựa chọn.
Sau đây là các phong cách thiết kế đang và sẽ được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất.
Đây là phong cách phổ biến nhất hiện nay, dễ thiết kế, bắt mắt. Đặc điểm phong cách hiện đại là đường nét đơn giản, sử dụng nhiều vật liệu “mới” như bê tông, kinh, thép. Không gian sống hiện đại thường mở và thoáng, nhiều cửa kính.
>> Thiết kế nội thất căn hộ Duplex
Hay thường được gọi Neoclassical đây là phong cách kết hợp hài hòa của phong cách hiện đại và cổ điển. Loại bỏ các yếu tố cầu kỳ, rườm rà, thay vào đó chỉ sử dụng những họa tiết hoa văn nhẹ nhàng, mềm mại, đơn giản nhưng vẫn giữ được sự tinh xảo vốn có.
Phong cách tân cổ điển sử dụng vật liệu, màu sắc mang xu hướng hiện đại với bố cục đối xứng, hoa văn trang trí cổ điển nhằm mục đích mang lại vẻ đẹp tinh tế sang trọng cho ngôi nhà.
Một trong những phong cách nổi bật ở việt nam trong những năm gần đây Phong cách này được biết đến là sự kết hợp hoàn hảo giữa màu sắc Á Châu và Pháp cổ thời thuộc địa. Dễ dàng bắt gặp thiết kế Đông Dương ở các bộ phim về miền Bắc và Nam Việt Nam trước năm 1975.
Nội thất indochine thể hiện rõ nhất ở họa tiết kỷ hà, hình chữ nhật hoặc tượng phật, phù điêu, bình phong. Đồ gỗ trong phong cách indochine thường được chạm khắc thủ công. Chất liệu chính là gỗ tre nứa, gạch bông. Màu sắc thường dùng màu trung tính như vàng nhạt, nâu, trắng.
Hay còn gọi là phong cách thô mộc – sử dụng chất liệu thô như đá, gỗ mang màu tự nhiên, ít sơn. Màu sắc dịu nhẹ, tự nhiên của vật liệu như ghi xám, xanh của đá, mâu nâu trầm, vàng từ gỗ.
Vật liệu chính là đá, gỗ mộc với nội thất gỗ tự nhiên, sợi mây, tre, rễ cây.
Chỉ giữ lại nhưng vật dụng thiết yếu trong nhà.
Đặc điểm chính của phong cách tối giản là sự trống trải. Không họa tiết hoa văn, phào chỉ tường, không trang trí cầu kỳ, chỉ sự dụng các hình khối đơn giản như vuông chữ nhật, cung tròn.
Màu sắc , thường sử dụng 3 gam màu trắng, be, xám, đen, nâu gỗ tự nhiên. Tránh dùng các gam màu nổi bật.
Phong cách này thường sử dụng trong các nhà chung cư nhỏ để tạo cảm giác rộng rãi, tăng diện tích sử dụng.
Là một trong các phong cách mới du nhập vào Việt Nam và được các gia đình trẻ yêu thích.
Phong cách Bắc Âu nguồn gốc từ các nước vùng lạnh ở Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Scotland … nên vật liệu thường là đá, gỗ, da, lông thú. Phong cách Bắc Âu thường mang màu trắng chủ đạo, bên cạnh đó hạn chế sử dụng rèm hoặc dùng rèm mỏng để tăng cường lấy ánh sáng tự nhiên.
Được lấy cảm hứng từ biển cả, bắt nguồn từ những ngôi nhà ven biển Đại Tây Dương.
Phóng khoáng, nhẹ nhàng, thân thiện phong cách Địa Trung Hải mang lại cảm giác được nghỉ ngơi thư giãn
Phong cách Eclectic mang vẻ đẹp trẻ trung, tự do và phóng khoáng trong việc lựa chọn màu sắc, họa tiết, chất liệu và cách bố trí, sắp xếp nội thất.
Eclectric sử dụng màu sắc táo bạo, kết hợp nhiều sự đối lập trong màu sắc, hình khối… để tạo nên bố cục trau chuốt tinh túy.
Phong cách Chiết Trung rất khó để đạt đến cái đẹp nếu không có hiểu biết sâu về phong cách này, hoặc thiếu kinh nghiệm của KTS cũng dễ làm không gian trở nên hỗn độn, pha tạp.
Phong cách được du nhập từ Châu Âu, được lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã.
Phong cách cổ điến dựa trên các nguyên tắc, sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ, với không gian vô cùng cầu kỳ, trau chuốt và vẻ đẹp vượt thời gian của những đường nét cong, chi tiết phào chỉ và những hoa văn được chạm trổ công phu, đẹp mắt.
Màu sắc chủ yếu sử dụng tông trầm như vàng, nâu, đen … đây là những màu được cho là thể hiện được đẳng cấp quý tộc, làm tôn lên vẻ đẹp, sự quý phái trong thiết kế nội thất
Là một xu hướng thiết kế áp dụng quy tắc kết hợp từ hai đến nhiều khối màu với nhau trong cùng một không gian nội thất hoặc trên cùng một trang thiết bị nội thất.
Đặc điểm của phong cách Color Block là các khối hình họa nhiều màu sắc được sắp xếp đồng màu hoặc đối lập tương phản ở cạnh nhau mang tính chất hỗ trợ và làm nổi bật vẻ đẹp, đường nét không gian, thường sử dụng nhữn mảng lớn, nhằm gây sự chú ý ngay lập tức, tạo không khí mới mẻ vui tươi trong căn nhà.
Nổi bật vì sử dụng gỗ công nghiệp, bê tông, gạch thô cùng hệ thống xây dựng lộ ra ngoài.
Phong cách này ảnh hưởng bởi những căn nhà cũ do người lao động New York, Chicago tận dụng những nhà máy bỏ không, cải tạo thành nơi ở với chi phí hạn hẹp, nên không tu sửa nhiều. Nhưng chi tiết “không tu sửa”lại vô tình trở thành niềm yêu thích của nhiều gia chủ ngày nay, những người tìm không gian sống mộc mạc, mới lạ, cá tính.
Phong cách tự nhiên – là sự tổng hòa, thân thiện giữa con người với môi trường. Phong cách này kết hợp các phần với môi trường xung quanh trở thành một thực thể thống nhất liên quan mật thiết với nhau. Thường sử dụng các vật liệu gỗ/ thân thiện với môi trường tính hữu cơ cao.
Về khối hình , phong cách Organic thường dùng những đường cong, uốn lượn, lấy cảm hứng từ các đường nét tự nhiên.
Vintage là thuật ngữ dùng chỉ các đồ vật có từ 20-100 năm trước . Sau này vintage được mạnh đi như từ chỉ đồ “cổ - cũ” và được dùng trong nhiều lĩnh vực như thời trang, nội thất, nhiếp ảnh, đồ họa… Đây là phong cách thiết kế nội thất được nhiều người ưa thích hiện nay, bởi sự hoài cổ mang dấu ấn thời gian của phong cách này.
Có nguồn gốc Bắc Âu và thịnh hành vào những năm 1950-1970, nội thất Retro mang tính hoài cổ nhưng không kém phần hiện đại.
Nội thất retro là sự kết hợp giữa nét cổ điển với nhịp sống hiện đại, không dùng đồ cũ như vintage. Đô dùng trong phong cách này thiết kế một cách khéo léo và tinh tế toát lên cái hồn của sự cổ xưa.
Trong phong cách Retro màu sắc đóng vai trò rất quan trọng, sự kết hợp hài hòa giữa các gam đậm và gam màu dịu nhẹ tạo nên không gian vừa cá tính vừa thanh tao, lịch sự, chính vì vậy những gam màu Pastel, màu nhẹ nhàng, ấm áp cũng được ưu tiên sử dụng. Đồ trang trí đặc trưng : Tranh ảnh, ngoài ra còn dùng giấy dán tường với họa tiết lớn và màu sắc rực rỡ.